Cách Thức Sử Dụng Chuông Mõ

Chuông mõ giúp cho buổi lễ Phật, tụng kinh được trang nghiêm, đều đặn và tạo được sự thành kính và thanh tịnh. Muốn đạt được ý nghĩa trên cần phải đánh chuông mõ thật đúng cách.

I. Trước Khi Lễ:

A. Hai đoàn sinh được chỉ định thủ chuông mõ vào chánh điện lau chùi, dọn dẹp bàn thờ Phật, Bồ Tát, Tổ cho sạch sẽ và ngăn nắp, đốt nến, thắp hương cho mỗi lư hương, và thắp riêng ba nén hương dành cho vị chủ lễ.

B. Hai đoàn sinh thủ chuông mõ đứng đối diện nhìn thẳng nhau chứ không nhìn vào bàn Phật, nhìn vị chủ lễ để theo dõi khi đánh chuông mõ.

C. Ðánh một tiếng chuông thong thả để tất cả đoàn sinh và Huynh Trưởng vào chánh điện, tất cả ngồi tịnh tâm đợi vị chủ lễ vái Tổ xong.

D. Ðánh một tiếng chuông cho tất cả đứng dậy chắp tay ngay ngắn, vị chủ lễ lễ Phật ba lạy.

II. Trong Khi Lễ:

A. Niệm Hương, cử bài Trầm Hương Ðốt, Tán Phật, Ðảnh Lễ:

1) Ðánh một tiếng chuông sau mỗi bài niệm hương, tán Phật.

2) Trong khi hát bài Trầm Hương Ðốt, đánh một tiếng chuông trước khi chấm dứt mỗi câu niệm “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật”.

3) Sau mỗi câu Ðảnh Lễ đánh một tiếng chuông, tất cả đều lạy.

B. Khai Chuông Mõ:

– Chuông: 3 tiếng rời 0 0 0

– Mõ: 7 tiếng (4 tiếng rời, 2 tiếng liên tiếp, 1 tiếng rời) X_X_X_X_XX_X

– Chuông mõ: 1 tiếng chuông,1 tiếng mõ 3 lần 0 X_0 X_0 X

– Mõ: 1 tiếng rời, 2 tiếng liên tiếp, 1 tiếng rời X_XX_X

C. Tụng Bài Sám Hối:

– Mõ: đánh tiếng thứ hai (tử), bỏ tiếng thứ ba (kính), đánh tiếng thứ tư (lạy) rồi tiếp tục đánh từng tiếng bắt đầu tiếng thứ năm (đức) trở đi.

– Chuông: đánh một tiếng sau khi đọc câu “Thành Tâm Sám Hối”.

– Mõ: đánh thúc hai tiếng trước khi chấm dứt bài “Sám Hối Nguyện”

– Chuông: đánh một tiếng sau khi chấm dứt bài “Sám Hối Nguyện”

D. Tụng Danh Hiệu Phật và Bồ Tát:

– Mõ: đánh từng tiếng từ đầu và hơi nhanh hơn bài “Sám Hối Nguyện”

– Chuông: trước khi dứt mỗi danh hiệu đánh một tiếng chuông.

E. Tụng Bài Chú:

– Mõ: đánh nhanh hơn khi tụng các bài chú.

– Chuông: đánh một tiếng trước khi chấm dứt bài chú.

F. Tam Tự Quy:

– Mõ: đánh thong thả (chậm).

– Chuông: đánh một tiếng trước khi chấm dứt mỗi câu Tự Quy Y.

G. Hồi Hướng:

– Mõ: đánh thong thả (chậm).

– Chuông: đánh một tiếng trước khi chấm dứt bài “Hồi Hướng Công Ðức”

H. Ðọc Các Ðiều Luật:

– Mõ: xong bổn phận không đánh nữa.

– Chuông: đánh một tiếng khi xong các điều luật của Oanh Vũ và một tiếng khi xong các điều luật của ngành Thanh, Thiếu, và Huynh Trưởng.

– Chuông: đánh 3 tiếng chuông chấm dứt buổi lễ Phật.

– Chuông: vị chủ lễ đánh chuông (3 lần) để hai đoàn sinh thủ chuông mõ lễ Phật (3 lạy).

III. Sau Khi Lễ:

A. Hai đoàn sinh thủ chuông mõ thâu kinh, sắp gọn gàng vào vào tủ kinh.

B. Hai đoàn sinh thủ chuông mõ tắt nến, dọn dẹp bàn thờ trước khi ra ngoài.

How to Use the Bell andWooden Gong

The bell and wooden gong help in the ceremonies by allowing for a more solemn, rhythmic, calm, and sincere worshipper. In order to achieve the above you must know the proper methods of using the bell and wooden gong.

I. Before The Ceremony:

A. Two people chosen to do the bell and wooden gong must go into the main hall of the temple first and clean up the altar of Buddha, Bodhisatvas, and ancestors. Then light the candles, and incense for each table. Finally, light three separate incense for the ceremonial leader.

B. The two people performing the bell and wooden gong must stand on opposite side’s facing each other and not at Buddha’s altar. They should also look at the ceremonial leader for sign to help in the rhythm of the bell and wooden gong.

C. Strike the bell three times to let the other people in. Once everyone is in they should sit in meditation, waiting for the ceremonial leader to finish paying his respects to the ancestors and come out to perform the ceremony.

D. Strike the bell one to allow everyone to stand up straight with their hands together in front of their chest, and the ceremonial leader the prostrates himself three time to Buddha.

II. During The Ceremony:

A. Niệm Hương, prayer song “Trầm Hương Ðốt”, Tán Phật, Ðảnh lễ

1) Strike the bell once after each prayer of Niệm Hương and Tán Phật.

2) During the prayer song “Trầm Hương Ðốt” strike the bell once after each verse “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.”

3) Strike the bell once after each verse of (đảnh lễ). Everyone prostrates themselves.

B. The Starting Beats

– Bell: 3 times O O O

– Gong: 7 times ( 4 normal, 2 fast, 1 normal) X X X X XX X

– Bell/Gong: 1 bell, 1 gong (3 times) OX OX OX

– Gong: 4 times (1 normal, 2 fast, 1 normal) X XX X

C. Chanting of the Prayer of Repent

– Gong: Start on second word (tử), skip the third word (kính), strike on fourth word (lạy) continue strike and start from fifth word (đức) on.

– Bell: Strike one after verse “Thành Tâm Sám Hối”

– Gong: Two quick strikes at the end of the prayer

– Bell: One strike at the end of the prayer

D. Chanting the Title of the Buddhas and Bodhistavas:

– Gong: Strike on everyone syllable and at a faster beat than the prayer of repent.

– Bell: One strike before the end of each title

E. Chanting of the (Bài Chú) prayer

– Gong: Strike faster pace when chanting (Bài Chú)

– Bell: One strike before the end of the prayer

F. The three jewels (Ba Tự Quy)

– Gong: Strike slowly.

– Bell: One strike before the end of each prayer

G. Dedication (Hồi Hướng)

– Gong: Strike slowly.

– Bell: One strike before the end of the prayer

H. Reciting of the Precepts

– Gong: Finished

– Bell: One strike after three percepts for the younger members and one strike after five percepts of the older members.

– Bell: The ceremonial leaders strike three times for the two members who performed the bell and gong to prostrate themselves before Buddha.

III. After The Ceremony:

A. The two members who did the bell and gong should collect the prayer books and put them up in the room of prayer books.

B. The two members who did the bell and gong should blow out the candles, turn off the lights on the altar and clean up the area before leaving.